
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016
Cách chọn giày cho trẻ từ 2 đến 11 tuổi

Do
bàn chân của trẻ rất mềm và dễ tổn thương nên nếu đi giày không phù hợp trong
thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về chân, đặc biệt là biến dạng bàn chân.
Hôm nay GIÀY THÙY TRANG SHOP tư vấn cách
chọn...
Do
bàn chân của trẻ rất mềm và dễ tổn thương nên nếu đi giày không phù hợp trong
thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về chân, đặc biệt là biến dạng bàn chân.
Hôm nay GIÀY THÙY TRANG SHOP tư vấn cách
chọn giày phù hợp cho bé yêu nhé.
1. Xương chân của
trẻ rất mềm và chủ yếu là sụn
Trước
tiên chúng ta hãy cùng xem sự phát triển của chân trẻ. Dây là ảnh chụp X-quang
so sánh xương bàn chân của bé 2 tuổi và bé 11 tuổi.
Chúng
ta có thể thấy ở bàn chân bé, khối xương cổ chân kéo dài từ gót chân đến giữa
bàn chân chủ yếu là sụn. Đặc biệt tính từ mắt cá chân trở xuống, có đến 70% là
sụn.
Vì
khung xương chủ yếu là sụn nên bàn chân bé rất mềm. Cùng với sự phát triển của
cơ thể, các phần sụn này dần biến thành xương, qua một tiến trình gọi là tiến
trình xương hóa. Xương bàn chân đạt đủ số lượng khi bé khoảng 10 tuổi, khung
xương hình thành ở độ tuổi 13 và hoàn thiện gần như bàn chân người trưởng thành
ở độ tuổi 18.
2. Cong vẹo cột sống
hay các vấn đề về chân bắt nguồn từ khi còn nhỏ
Món
đồ có nhiệm vụ bảo vệ đồng thời giúp định hình một đôi chân khỏe mạnh chính là
đôi giày. Điều quan trọng là phải chọn giày phù hợp với chân trẻ. Thế nhưng thực
tế ở Nhật rất nhiều bố mẹ chưa biết chọn giày đúng cách cho con (ở Việt Nam chắc
chắn bố mẹ không mấy ai để ý đến vấn đề này và cũng sẽ mắc những sai lầm tương
tự như các bố mẹ Nhật).
Tôi
đã thực hiện cuộc khảo sát về tình trạng bàn chân của trẻ mẫu giáo trong hơn mười
năm. Trong số 293 trẻ bị dị tật chân thì có 70% bị biến dạng chân cong vào trong
(ngón út cong về phía ngón cái), 4% bị biến dạng chân cong ngoài
(ngón cái cong về phía ngón út), 47% bị ngón chân cong lên (ngón chân
không chạm đất). Tình trạng chân dị tật cong vào trong hoặc cong ra ngoài thì
khi lớn lên mới biểu hiện đau, khó đi lại nhưng nguyên nhân thì bắt nguồn từ
khi trẻ còn nhỏ. Không chỉ dừng lại ở dị tật chân, nó còn là nguyên nhân gây mọc
lệch răng và cong vẹo cột sống ở độ tuổi 15, hay đau mỏi vai, lưng khi bước vào
độ tuổi trung niên.
Một
trong số nguyên nhân có thể kể tới là việc bé đi giày không phù hợp với giai đoạn
phát triển của đôi chân trong thời gian dài, dẫn đến việc mất cân bằng hay khó cử động ngón chân,
từ đó gây nên biến dạng chân, ngón chân cong. Và để khắc phục tình trạng mất
cân bằng ở chân này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh gây ra cong vẹo cột sống.
3. Giày dễ đi dễ cởi
có phải là giày tốt?
Khi
chúng ta bước đi, về nguyên tắc trọng tâm sẽ dồn vào gót chân, sau đó đến lòng
bàn chân và cuối cùng đến ngón chân. Để tránh gây ra biến dạng chân, chúng ta cần
đi giày sao cho không cản trở chuỗi hoạt động tự nhiên của chân đó. Tuy nhiên
nhiều phụ huynh vẫn chọn giày cho con với tiêu chí “dễ đi dễ tháo”, “giày to một
chút là vừa”.
Ở Đức, đất nước có ngành công nghiệp giày dép rất
phát triển, giày của trẻ em hầu hết là loại giày buộc dây, giúp cố định bàn
chân chắc chắn. Trẻ em Đức đi giày cẩn thận từ nhà rồi đến trường học mà không
cần cởi. Tuy nhiên ở Nhật, học sinh phải thay giày ở tủ giày của trường, nên những
đôi giày có thể tháo ra nhanh chóng được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn. Khi
ra về, một lần nữa chúng lại phải thay giày, những đôi giày dễ tháo vẫn ưu tiên
được chọn để tiết kiệm thời gian, không làm ảnh hưởng đến mọi người. Tuy vậy,
những đôi giày được ưu tiên đó không phải là đôi giày phù hợp với sự phát triển
của trẻ. Về lâu dài, nó sẽ ảnh hưởng xấu và gây ra các biến dạng cho chân. Chính vì thế, các bậc phụ
huynh cần hiểu rõ và biết cách chọn lựa giày dép phù hợp cho con em mình.
Trong
phần hai, chúng tôi sẽ giới thiệu những lời khuyên cụ thể về cách chọn giày phù
hợp với trẻ từ bác sỹ khoa chỉnh hình.
Nhãn:
cách chọn giày trẻ em
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)