Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Cách chọn giày cho trẻ từ 2 đến 11 tuổi

Do bàn chân của trẻ rất mềm và dễ tổn thương nên nếu đi giày không phù hợp trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về chân, đặc biệt là biến dạng bàn chân. Hôm nay GIÀY THÙY TRANG SHOP tư vấn cách chọn giày phù hợp cho bé yêu nhé.


1. Xương chân của trẻ rất mềm và chủ yếu là sụn

Trước tiên chúng ta hãy cùng xem sự phát triển của chân trẻ. Dây là ảnh chụp X-quang so sánh xương bàn chân của bé 2 tuổi và bé 11 tuổi.

Chúng ta có thể thấy ở bàn chân bé, khối xương cổ chân kéo dài từ gót chân đến giữa bàn chân chủ yếu là sụn. Đặc biệt tính từ mắt cá chân trở xuống, có đến 70% là sụn.

Vì khung xương chủ yếu là sụn nên bàn chân bé rất mềm. Cùng với sự phát triển của cơ thể, các phần sụn này dần biến thành xương, qua một tiến trình gọi là tiến trình xương hóa. Xương bàn chân đạt đủ số lượng khi bé khoảng 10 tuổi, khung xương hình thành ở độ tuổi 13 và hoàn thiện gần như bàn chân người trưởng thành ở độ tuổi 18.

2. Cong vẹo cột sống hay các vấn đề về chân bắt nguồn từ khi còn nhỏ

Món đồ có nhiệm vụ bảo vệ đồng thời giúp định hình một đôi chân khỏe mạnh chính là đôi giày. Điều quan trọng là phải chọn giày phù hợp với chân trẻ. Thế nhưng thực tế ở Nhật rất nhiều bố mẹ chưa biết chọn giày đúng cách cho con (ở Việt Nam chắc chắn bố mẹ không mấy ai để ý đến vấn đề này và cũng sẽ mắc những sai lầm tương tự như các bố mẹ Nhật).

Tôi đã thực hiện cuộc khảo sát về tình trạng bàn chân của trẻ mẫu giáo trong hơn mười năm. Trong số 293 trẻ bị dị tật chân thì có 70 bị biến dạng chân cong vào trong (ngón út cong về phía ngón cái), 4 bị biến dạng chân cong ngoài (ngón cái cong về phía ngón út), 47 bị ngón chân cong lên (ngón chân không chạm đất). Tình trạng chân dị tật cong vào trong hoặc cong ra ngoài thì khi lớn lên mới biểu hiện đau, khó đi lại nhưng nguyên nhân thì bắt nguồn từ khi trẻ còn nhỏ. Không chỉ dừng lại ở dị tật chân, nó còn là nguyên nhân gây mọc lệch răng và cong vẹo cột sống ở độ tuổi 15, hay đau mỏi vai, lưng khi bước vào độ tuổi trung niên.

Một trong số nguyên nhân có thể kể tới là việc bé đi giày không phù hợp với giai đoạn phát triển của đôi chân trong thời gian dài, dẫn đến  việc mất cân bằng hay khó cử động ngón chân, từ đó gây nên biến dạng chân, ngón chân cong. Và để khắc phục tình trạng mất cân bằng ở chân này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh gây ra cong vẹo cột sống.

3. Giày dễ đi dễ cởi có phải là giày tốt?

Khi chúng ta bước đi, về nguyên tắc trọng tâm sẽ dồn vào gót chân, sau đó đến lòng bàn chân và cuối cùng đến ngón chân. Để tránh gây ra biến dạng chân, chúng ta cần đi giày sao cho không cản trở chuỗi hoạt động tự nhiên của chân đó. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn chọn giày cho con với tiêu chí “dễ đi dễ tháo”, “giày to một chút là vừa”.

Ở  Đức, đất nước có ngành công nghiệp giày dép rất phát triển, giày của trẻ em hầu hết là loại giày buộc dây, giúp cố định bàn chân chắc chắn. Trẻ em Đức đi giày cẩn thận từ nhà rồi đến trường học mà không cần cởi. Tuy nhiên ở Nhật, học sinh phải thay giày ở tủ giày của trường, nên những đôi giày có thể tháo ra nhanh chóng được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn. Khi ra về, một lần nữa chúng lại phải thay giày, những đôi giày dễ tháo vẫn ưu tiên được chọn để tiết kiệm thời gian, không làm ảnh hưởng đến mọi người. Tuy vậy, những đôi giày được ưu tiên đó không phải là đôi giày phù hợp với sự phát triển của trẻ. Về lâu dài, nó sẽ ảnh hưởng xấu và gây ra các  biến dạng cho chân. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ và biết cách chọn lựa giày dép phù hợp cho con em mình.


Trong phần hai, chúng tôi sẽ giới thiệu những lời khuyên cụ thể về cách chọn giày phù hợp với trẻ từ bác sỹ khoa chỉnh hình.
Do bàn chân của trẻ rất mềm và dễ tổn thương nên nếu đi giày không phù hợp trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về chân, đặc biệt là biến dạng bàn chân. Hôm nay GIÀY THÙY TRANG SHOP tư vấn cách chọn giày phù hợp cho bé yêu nhé.


1. Xương chân của trẻ rất mềm và chủ yếu là sụn

Trước tiên chúng ta hãy cùng xem sự phát triển của chân trẻ. Dây là ảnh chụp X-quang so sánh xương bàn chân của bé 2 tuổi và bé 11 tuổi.

Chúng ta có thể thấy ở bàn chân bé, khối xương cổ chân kéo dài từ gót chân đến giữa bàn chân chủ yếu là sụn. Đặc biệt tính từ mắt cá chân trở xuống, có đến 70% là sụn.

Vì khung xương chủ yếu là sụn nên bàn chân bé rất mềm. Cùng với sự phát triển của cơ thể, các phần sụn này dần biến thành xương, qua một tiến trình gọi là tiến trình xương hóa. Xương bàn chân đạt đủ số lượng khi bé khoảng 10 tuổi, khung xương hình thành ở độ tuổi 13 và hoàn thiện gần như bàn chân người trưởng thành ở độ tuổi 18.

2. Cong vẹo cột sống hay các vấn đề về chân bắt nguồn từ khi còn nhỏ

Món đồ có nhiệm vụ bảo vệ đồng thời giúp định hình một đôi chân khỏe mạnh chính là đôi giày. Điều quan trọng là phải chọn giày phù hợp với chân trẻ. Thế nhưng thực tế ở Nhật rất nhiều bố mẹ chưa biết chọn giày đúng cách cho con (ở Việt Nam chắc chắn bố mẹ không mấy ai để ý đến vấn đề này và cũng sẽ mắc những sai lầm tương tự như các bố mẹ Nhật).

Tôi đã thực hiện cuộc khảo sát về tình trạng bàn chân của trẻ mẫu giáo trong hơn mười năm. Trong số 293 trẻ bị dị tật chân thì có 70 bị biến dạng chân cong vào trong (ngón út cong về phía ngón cái), 4 bị biến dạng chân cong ngoài (ngón cái cong về phía ngón út), 47 bị ngón chân cong lên (ngón chân không chạm đất). Tình trạng chân dị tật cong vào trong hoặc cong ra ngoài thì khi lớn lên mới biểu hiện đau, khó đi lại nhưng nguyên nhân thì bắt nguồn từ khi trẻ còn nhỏ. Không chỉ dừng lại ở dị tật chân, nó còn là nguyên nhân gây mọc lệch răng và cong vẹo cột sống ở độ tuổi 15, hay đau mỏi vai, lưng khi bước vào độ tuổi trung niên.

Một trong số nguyên nhân có thể kể tới là việc bé đi giày không phù hợp với giai đoạn phát triển của đôi chân trong thời gian dài, dẫn đến  việc mất cân bằng hay khó cử động ngón chân, từ đó gây nên biến dạng chân, ngón chân cong. Và để khắc phục tình trạng mất cân bằng ở chân này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh gây ra cong vẹo cột sống.

3. Giày dễ đi dễ cởi có phải là giày tốt?

Khi chúng ta bước đi, về nguyên tắc trọng tâm sẽ dồn vào gót chân, sau đó đến lòng bàn chân và cuối cùng đến ngón chân. Để tránh gây ra biến dạng chân, chúng ta cần đi giày sao cho không cản trở chuỗi hoạt động tự nhiên của chân đó. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn chọn giày cho con với tiêu chí “dễ đi dễ tháo”, “giày to một chút là vừa”.

Ở  Đức, đất nước có ngành công nghiệp giày dép rất phát triển, giày của trẻ em hầu hết là loại giày buộc dây, giúp cố định bàn chân chắc chắn. Trẻ em Đức đi giày cẩn thận từ nhà rồi đến trường học mà không cần cởi. Tuy nhiên ở Nhật, học sinh phải thay giày ở tủ giày của trường, nên những đôi giày có thể tháo ra nhanh chóng được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn. Khi ra về, một lần nữa chúng lại phải thay giày, những đôi giày dễ tháo vẫn ưu tiên được chọn để tiết kiệm thời gian, không làm ảnh hưởng đến mọi người. Tuy vậy, những đôi giày được ưu tiên đó không phải là đôi giày phù hợp với sự phát triển của trẻ. Về lâu dài, nó sẽ ảnh hưởng xấu và gây ra các  biến dạng cho chân. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ và biết cách chọn lựa giày dép phù hợp cho con em mình.


Trong phần hai, chúng tôi sẽ giới thiệu những lời khuyên cụ thể về cách chọn giày phù hợp với trẻ từ bác sỹ khoa chỉnh hình.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

HƯỚNG DẪN CHỌN GIÀY CHO BÉ

Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cha/mẹ chọn được đôi giày tốt, thoải mái cho bé vận động đôi chân, giúp bé vận động an toàn và năng động:
huong-dan-chon-giay-cho-be
giày trẻ em xinh

Chi tiết trên giày
Chọn mẫu giày đơn giản dễ mang, chất liệu nhung mềm, vì chúng không gây dị ứng với làn da mỏng manh của bé. Bên cạnh đó, với tiết trời mưa dầm, nóng ẩm như hiện nay thì nên chọn loại dày nhiều lỗ thoát khí, để giúp giày luôn khô ráo,
Đế giày
Vì bé bước đi chưa vững nên cần đám bảo phần đế giày mềm dẻo để tạo sự thoải mái cho bé, do đó bạn cần dùng tay bẻ cong giày để kiểm tra trước khi mua. Đặc biệt bạn cần lưu ý chọn loại đế càng nhẹ càng tốt, để tạo sự thoải mái nhất cho bé.
Quai giày
Bạn nên chọn loại giày có quai hở để chân bé được thông thoáng, quai giày không được quá dài sẽ gây vướng víu cho bé lúc đi.
Size giày
Các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến cách chọn size giày sao cho đúng với kích thước chân bé. Đừng bao giờ đi mua giày mà không có trẻ đi theo để thử giày, vì kích thước chân bé sẽ thay đổi rất nhanh theo sự phát triển không ngừng của bé.
Để giữ ấm chân cho trẻ vào mùa lạnh, các bà mẹ thường mang thêm vớ cho trẻ, vì vậy cần chọn một đôi giày hơi lớn hơn một chút để tạo sự thoải mái cho trẻ. Nhưng cũng đừng nên chọn giày quá lớn để trừ hao, vì có thể gây vướng víu cho trẻ khi bước đi.
Một số mẹo chọn giày phù hợp cho bé yêu
Cách thử giày có vừa với bé không
Một đôi giày quá chật sẽ cọ xát, làm tổn thương các ngón chân và gót chân của bé. Vì vậy, để thử xem độ dài của giày có phù hợp với bé không, bạn hãy cho bé mang giày, đứng thẳng, bạn luổn ngón tay út của bạn vào khoảng cách giữa gót bé và gót giày, nếu ngón tay bạn có thể lọt vào, và bé không phải co quắp các ngón chân lại thì chiều dài của giày vừa khớp với chân bé.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra độ ôm của chiếc giày so với chân bé bằng cách dùng 2 ngón tay của bạn bấu thử vào phần quai giày, nếu không thể bấu được thì giày chật, còn nếu bấu được là giày vừa.
Lưu ý:
Các mẹ nên dẫn bé đi mua giày vào buổi chiều nhé vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thước bàn chân lớn hơn 4% thể tích vào cuối ngày.
Các mẹ không nên chọn những đôi giày mũi nhọn và phải chọn giày mũi tròn.
Chân bé rất dễ đổ mồ hôi vì vậy mẹ cũng nên chú ý đến chất liệu của giày sao cho dễ thoát khí nhé.
Hãy thử giày vào chân con và hướng dẫn bé đi đi lại lại trong khoảng 3 đến 5 phút, sau đó kiểm tra xem chân của bé có bị đỏ ở chỗ nào không. Nếu bị tức là đôi giày này không phù hợp với bé.
Trong mùa mưa , giày thường có mùi hôi, bạn cần giặt giày thường xuyên và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để giày thật khô và tia nắng mặt trời sẽ diệt hết vi khuẩn còn sót lại trong giày sau khi giặt.

Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cha/mẹ chọn được đôi giày tốt, thoải mái cho bé vận động đôi chân, giúp bé vận động an toàn và năng động:
huong-dan-chon-giay-cho-be
giày trẻ em xinh

Chi tiết trên giày
Chọn mẫu giày đơn giản dễ mang, chất liệu nhung mềm, vì chúng không gây dị ứng với làn da mỏng manh của bé. Bên cạnh đó, với tiết trời mưa dầm, nóng ẩm như hiện nay thì nên chọn loại dày nhiều lỗ thoát khí, để giúp giày luôn khô ráo,
Đế giày
Vì bé bước đi chưa vững nên cần đám bảo phần đế giày mềm dẻo để tạo sự thoải mái cho bé, do đó bạn cần dùng tay bẻ cong giày để kiểm tra trước khi mua. Đặc biệt bạn cần lưu ý chọn loại đế càng nhẹ càng tốt, để tạo sự thoải mái nhất cho bé.
Quai giày
Bạn nên chọn loại giày có quai hở để chân bé được thông thoáng, quai giày không được quá dài sẽ gây vướng víu cho bé lúc đi.
Size giày
Các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến cách chọn size giày sao cho đúng với kích thước chân bé. Đừng bao giờ đi mua giày mà không có trẻ đi theo để thử giày, vì kích thước chân bé sẽ thay đổi rất nhanh theo sự phát triển không ngừng của bé.
Để giữ ấm chân cho trẻ vào mùa lạnh, các bà mẹ thường mang thêm vớ cho trẻ, vì vậy cần chọn một đôi giày hơi lớn hơn một chút để tạo sự thoải mái cho trẻ. Nhưng cũng đừng nên chọn giày quá lớn để trừ hao, vì có thể gây vướng víu cho trẻ khi bước đi.
Một số mẹo chọn giày phù hợp cho bé yêu
Cách thử giày có vừa với bé không
Một đôi giày quá chật sẽ cọ xát, làm tổn thương các ngón chân và gót chân của bé. Vì vậy, để thử xem độ dài của giày có phù hợp với bé không, bạn hãy cho bé mang giày, đứng thẳng, bạn luổn ngón tay út của bạn vào khoảng cách giữa gót bé và gót giày, nếu ngón tay bạn có thể lọt vào, và bé không phải co quắp các ngón chân lại thì chiều dài của giày vừa khớp với chân bé.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra độ ôm của chiếc giày so với chân bé bằng cách dùng 2 ngón tay của bạn bấu thử vào phần quai giày, nếu không thể bấu được thì giày chật, còn nếu bấu được là giày vừa.
Lưu ý:
Các mẹ nên dẫn bé đi mua giày vào buổi chiều nhé vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thước bàn chân lớn hơn 4% thể tích vào cuối ngày.
Các mẹ không nên chọn những đôi giày mũi nhọn và phải chọn giày mũi tròn.
Chân bé rất dễ đổ mồ hôi vì vậy mẹ cũng nên chú ý đến chất liệu của giày sao cho dễ thoát khí nhé.
Hãy thử giày vào chân con và hướng dẫn bé đi đi lại lại trong khoảng 3 đến 5 phút, sau đó kiểm tra xem chân của bé có bị đỏ ở chỗ nào không. Nếu bị tức là đôi giày này không phù hợp với bé.
Trong mùa mưa , giày thường có mùi hôi, bạn cần giặt giày thường xuyên và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để giày thật khô và tia nắng mặt trời sẽ diệt hết vi khuẩn còn sót lại trong giày sau khi giặt.

 
GIÀY TRẺ EM | FOOTTY HCM Copyright © 2012 Design GIÀY THÙY TRANG GIÀY THÙY TRANG Template